Tết Nguyên Đán là một nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam và qua những chiêm nghiệm thực tế của ông bà ta để lại, đã cho thấy những điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết cần phải tránh, mà nhiều người trong mọi tầng lớp đều đã trải nghiệm.
Không nói chuyện xui xẻo
Những câu nói đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy bạn đừng nên nói những từ xui xẻo. Bạn hãy nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.
Không khóc lóc, buồn tủi, bực tức
Điều này rất dễ hiểu, vì đây là hành động không hay mà bất cứ ai cũng không muốn làm vào dịp Tết. Nhưng nếu bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui, chúng ta cũng nên cố gắng kìm chế để hưởng thụ không khí năm mới trọn vẹn niềm vui bên người thân, bạn bè, gia đình.
Kỵ mai táng
Ngày mùng một rất thiêng liêng mở đầu cho một vận hội mới của đất trời, của con người và cả dân tộc. Vì thế dù gia đình có táng cũng phải tạm gác chuyện buồn để hòa chung với niềm vui toàn dân tộc.
Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết, tức là nhà có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, còn ngược lại và con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh đó.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó. Đa số các gia đình kiêng dể sang ngày mùng 1 đầu năm.
Còn nếu qua đời đúng ngày mùng 1 Tết thì sẽ chờ đến ngày mùng 2 Tết để làm lễ phát tang.
Không quét nhà
Quan niệm dân gian cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm thì cả năm đó gia đình sẽ nghèo túng, khánh liệt. Hoặc có thể quét nhà nhưng rác gom lại một góc nhà chứ không vứt đi.
Tập tục này xuất phát từ truyền thuyết ngày xưa ở Trung Quốc có một lái buôn thật thà tên là Âu Minh. Khi ông đi ngang qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần thương ban cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Từ ngày thương gia này đêm Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to.
Một lần Như Nguyệt phạm lỗi. Âu Minh không kiềm chế được cơn giận đã đánh cậu bé. Như Nguyệt hoảng sợ trốn vào đống rác và sau đó biến mất tăm. Từ ngày đó, Âu Minh làm ăn ngày càng sa sut và trở nên nghèo kiết xác.
Theo đó, người dân có tục kiêng hốt rác trong 3 ngày đầu năm, vì sợ hốt mất Thần Tài ẩn trong đống rác thì cả năm đó làm ăn sẽ thất bại.
Từ đó trở đi, dù bận rộn đến đâu thì mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn nhà cửa trước khi Tết Nguyên Đán tới.
Không về thăm bên Ngoại vào mùng 1,4,5 Tết
Theo tục lệ cũ, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mùng 2 hoặc mùng 3, kiếng các ngày mùng 1, mùng 4, mùng 5. Nguyên nhân là ngày mùng 1 – ngày quan trọng nhất, họ có nghĩa vụ phải tỏ hiếu với bố mẹ, tổ tiên họ nội.
Không xõa tóc
Một số gia đình người Việt và người Hoa, người ta rất kiêng kỵ việc xõa tóc của các thiếu nữ. Họ cho rằng xõa tóc gợi lên hình ảnh ma quái, cõi âm. Vì vậy, những ngày này phụ nữ nên chọn kiểu tóc buộc, tết, kẹp gọn gàng.
Kiêng đánh thức người khác ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán
Đi chúc tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức người ta dậy.
Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức người nhà dậy, phải để người ta tự dậy. Nếu không, người đó sẽ chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm.
Kiêng chụp ảnh hoặc chúc Tết người đang nằm ngủ
Tư thế nằm là tư thế của người bệnh, người chết nên chụp hình và chúc Tết lúc này không khác gì ta “ rủa” họ bệnh tật, chết chóc. Ngoại trừ trường hợp nằm tạo dáng để chụp ảnh.
Không giặt giũ vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết
Vì ngày sinh của thần Thủy là ngày 1,2 tháng Giêng Âm lịch, do đó nên tránh giặt quần áo trong hai ngày này để phòng xui xẻo.
Không đi chúc Tết khi đang có thai
Không chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt còn tránh chúc Tết khi đang có thai. Theo quan niệm dân gian, bà bầu đem lại xui xẻo, đó là chừa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn vô duyên
Không đi chúc Tết vào ngày mùng 1 Tết
Xông nhà hay xông đất, đây là phong tục tập quán lâu đời của người Việt. Nếu như có một người khách đầu tiên đến chúc Tết gia đình bạn trong năm mới thì người đó chính là người xông đất cho gia đình bạn.
Nếu như người đó hợp tuổi với gia đình bạn, hoặc là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống thì gia đình bạn sẽ có được nhiều điều may mắn trong năm mới.
Vì vậy, những người nặng vía, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.
Người xông nhà được lựa chọn bởi các tiêu chí sức khỏe tốt, tình hình hiếu thuận, vui vẻ đặc biệt đang phát tài để xông đất. Vì thế người ta nên tránh đi chúc Tết vào ngày mùng 1 Tết nếu không được gia chủ mời.
Không vay mượn, trả nợ đầu năm
Không nên cho vay mượn vào những ngày đầu năm mới vì khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả năm. Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đàu xuân con người mở cửa để đón tài lộc, nếu cho mượn hoặc trả thì cả năm sẽ chẳng có tài lộc gì cả.