Thường khi vào bếp nấu ăn bạn thường có xu hướng chế biến thực phẩm giống cách mà mẹ hay nấu, nhưng vẫn có những điều bạn không nên học theo đâu.
Những bà mẹ luôn là người hiểu rõ về các mẹo vặt khi nấu ăn và luôn chế biến ra những món ăn cực kỳ ngon miệng. Tuy nhiên, đôi khi mẹ của bạn cũng có thể vô tình mắc phải những sai lầm khiến thức ăn mất đi hàm lượng dinh dưỡng vốn có. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu cách khắc phục để chế biến những món ăn vừa thơm ngon lại vừa đảm bảo dinh dưỡng nhé !
Chế biến thịt sai cách khi nấu ăn
Đây cũng có lẽ là một sai lầm phổ biến trong quá trình nấu nướng ở nhiều bà nội trợ. Mẹ của bạn có thể có thói quen nấu thịt ngay khi lấy từ ngăn đông tủ lạnh. Tuy nhiên, thịt ở nhiệt độ phòng khi nấu chín sẽ giữ lại mức dinh dưỡng tốt hơn.
Nếu mẹ có thói quen đợi dầu sôi đến mức bốc khói mới bắt đầu cho thịt vào thì phần thịt bên trong sẽ không chín đều, đồng thời làm mất chất dinh dưỡng của dầu thực vật. Ngoài ra , các mẹ khi vào bếp nấu ăn cũng hay dùng nĩa hoặc tăm dâm vào miếng thịt chín hay chưa. Thực chất việc này sẽ làm chất béo và vị ngọt của thịt chảy ra ngoài.
Lời khuyên: Sau khi lấy thịt ra khỏi tủ lạnh, bạn nên rã đông bằng lò vi sóng trước khi chế biến, hoặc để nhiệt độ phòng. Ngoài ra hãy để chảo nóng ở mức vừa phải và cho thịt vào, lật đều hai mặt để bảo đảm thịt chín đều nhé.
Nấu thập cẩm thức ăn thừa
Với tính tiết kiệm không muốn phí phạm thức ăn, các bà mẹ thường hâm lại phần thức ăn còn thừa vào ngày hôm qua và trộn cùng với thức ăn mới. Tuy nhiên, thói quen nấu thập cẩm nhiều thức ăn với nhau có thể là tác nhân gây hại cho sức khỏe của bạn.
Hơn nữa, việc hâm nóng món ăn sẽ khiến thực phẩm lại phải tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ khiến một số chất dinh dưỡng bị phân hủy và mất đi, đặc biệt là với các món rau cải. Thậm chí một số trường hợp cách nấu ăn của các mẹ như vậy có thể tạo thành độc tố mới, gây hại cho sức khỏe.
Lời khuyên: Bạn nên ước lượng khẩu phần ăn của gia đình khi vào bếp nấu để tránh để lại thức ăn thừa. Ngoài ra, nếu cần hâm nóng lại thức ăn, tốt hơn bạn nên sử dụng lò vi sóng để giảm thiểu chất dinh dưỡng bị mất đi. Bạn cũng tuyệt đối nên tránh việc nấu chung thức ăn cũ và mới nhé.
Lặp lại thực đơn hằng ngày
Các bà mẹ thường chỉ nấu một số món ăn truyền thống và quen thuộc, ít nhiều sẽ làm bạn cảm thấy ngán nếu chỉ có vài món lặp đi lặp lại liên tục. Không chỉ thế, cách nấu ăn của mẹ chỉ thích sử dụng những gia vị truyền thống mà không muốn thử qua những gia vị mới như sốt mayonnaise hoặc kem sữa.
Tuy những món ăn mà mẹ nấu vẫn có thể đủ chất lượng, những nếu có món mới kết hợp từ những nguyên liệu khác có thể khiến bạn dễ hấp thụ hơn và bổ sung được thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.
Lời khuyên: Để có thể thưởng thức những bữa ăn ngon miệng và dinh dưỡng, bạn nên xây dựng chế độ ăn đa dạng bằng cách kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau. Đôi khi, các món ăn mới lạ hoặc kết hợp với loại gia vị mới sẽ giúp bạn kích thích vị giác và tăng cường cảm giác ngon miệng, giúp bạn tiêu thụ thức ăn tốt hơn.
Cho dầu mỡ vào tất cả các món ăn
Cách nấu ăn quen thuộc của các mẹ thường là dùng mỡ động vật như mỡ gà, heo để sử dụng cho các món ăn chiên xào thay vì dầu thực vật nhằm mục đích tăng hương vị béo ngậy. Tuy nhiên, việc này sẽ gây ra nhiều tác động xấu lên sức khỏe của cả gia đình.
Mỡ có giá trị dinh dưỡng khá thấp và có thể đợc chế biến sẵn, tuy nhiên việc dùng mỡ thay cho dầu không phải là sự lựa chọn thông minh. Tuy mỡ là nguyên liệu có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa thấp nhưng cũng chính nguồn chứa lượng chất béo chuyển hóa rất cao. Đây là loại chất béo xấu có tác dụng khôn lường tới mức cholesterol trong máu.
Lời khuyên: Thay vì dùng mỡ , các loại chất béo dùng để nấu nướng bạn có thể chọn là dầu và bơ thực vật – nguyên liệu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe hơn. Bạn có thể đa dạng việc chế biến cùng dầu ô liu, dầu cá hồi hoặc bơ hạnh nhân, đậu phộng để tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng cho món ăn.
Luộc rau củ chín quá mức
Bạn có bao giờ ăn qua các món rau chín nhừu của mẹ chưa? Đây chính là một sai lầm điển hình khi vào bếp nấu ăn mà các mẹ hay mắc phải. trên thực tế, cả về mặt dinh dưỡng lẫn sức khỏe, việc luộc chín rau sẽ làm tăng hàm lượng dinh dưỡng của chúng. Điển hình là việc nấu cà chua chín vừa có thể tăng mức lycopene vốn có, nấu chín cà rốt sẽ giúp tăng mức dưỡng chất carotenoid. Tuy nhiên, nếu để rau củ tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu sẽ có thể làm mất đi lượng dinh dưỡng sẵn có. Tuy vào những loại rau khác nhau àm bạn cần biết cách chế biến khác nhau. Đối với các loại thực phẩm như bông cải xanh, việc nấu chín thực phẩm này có thể vô tình phá hủy đi các dưỡng chất hòa tan trong nước như vitamin C và falate cùng glucosinate. Đặc biệt, bông cải bị luộc quá chín không chỉ giảm giá trị dinh dưỡng mà còn mất đi vị ngon của thực phẩm này.
Lời khuyên: Bạn nên chế biến rau củ bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm ăn sống, luộc, hấp, xào hoặc nấu súp. Ngoài ra , hãy tìm cách chế biến rau củ dúng, lưu ý về thời gian chế biến để thực phẩm vừa chín tới, tránh làm món ăn mất đi dinh dưỡng và vị ngon nhé.